Hàm lượng dinh dưỡng có trong phân chuồng

03 Tháng Tám 2021

PHÂN CHUỒNG VÀ NHỮNG LỢI ÍCH CHO CÂY TRỒNG

Phân chuồng được coi như là một vị cứu tinh cho cây trồng cũng như đất nông nghiệp. Không quá vi diệu như các chất hóa học bón cho cây hiện hành, vị anh hùng thầm lặng này cống hiến hết mình đem lại cho cây trồng hàm lượng dinh dưỡng cao, giảm bệnh tật và tăng độ màu mỡ cho đất đai. Qua bài viết này, hãy cùng tìm hiểu một số tác dụng của phân chuồng hiện nay nhé!

  1. Chất thải chăn nuôi gia súc gia cầm có lợi ích gì?

Theo ước tính, trung bình mỗi đầu gia súc, gia cầm nuôi nhốt trong chuồng, sau mỗi năm có thể cung cấp một lượng phân chuồng (kể cả chất độn) như sau:

Loại

Phân tươi

(kg/ ngày)

Bò sữa (500kg)

35

Bò thịt (400kg)

25

Lợn nái (200kg)

16

Lợn thịt (50kg)

3,3

Cừu

3,9

Gà tây

0,4

Gà đẻ

0,12

Gà thịt

0,1

(Nguồn: New Zealand Ministry of Agriculture & Fisheries Aglink EPP603: 1985)

Tìm hiểu thông tin về phân chuồng

Phân chuồng là một loại phân hữu cơ được làm từ hỗn hợp phân gia cầm, gia súc kết hợp với các loại rau, cỏ, rơm, rạ hoặc rác thải hữu cơ, phân xanh. Phân chuồng có thể được ủ theo phương pháp truyền thống hoặc chế phẩm. Trong phân có chứa các chất dinh dưỡng như: nito, photpho, kali và lưu huỳnh. Trên thực tế, các chất dinh dưỡng có trong phân đều là do thức ăn mà động vật đã ăn.

  1. Các dạng dinh dưỡng có trong phân

Dinh dưỡng phân chuồng có 3 loại:

  • Phân chuồng có các chất dinh dưỡng là vô cơ hoặc hữu cơ có thể hòa tan trong nước và sử dụng luôn cho cây trồng. Những dưỡng chất này bao gồm: nito amoni, phốt phát hòa tan và muối kali.
  • Các chất dinh dưỡng giải phóng chậm, thực vật không thể sử dụng ngay. Là dạng dinh dưỡng đến từ mô thực vật, tế bào và vi khuẩn. Các dưỡng chất này đều có sẵn trong cây khi bón phân vào đất và giải phóng dinh dưỡng.
  • Trong phân lỏng và rắn của gia cầm chứa rất nhiều dưỡng chất vô cơ nhất là nitơ với đặc tính dễ hòa tan trong nước. Phân tươi là loại phân có độ phân hủy nhanh hơn so với phân ủ. Phân gia cầm thì nhanh hơn phân của gia súc. Phân càng chứa nhiều nitơ thì chúng giải phóng càng nhanh.

Có nên sử dụng phân tươi hay không?

Câu trả lời là không, bởi trong phân tươi đôi khi có một số mầm bệnh như virus & vi khuẩn có thể gây bệnh cho con người. Tiêu biểu trong các mầm bệnh được tìm thấy trong động vật là Salmonella & một số chủng E.coli. Các con bệnh này là rủi ro rất lớn khi tưới vào cây trồng hoặc các loại củ quả như: cà chua, cà rốt, củ cải, dâu tây…

Xem thêm chi tiết: http://huucosinhhocviet.vn/huong-dan-u-rac-thai-huu-co-tai-nha

Trong đó hàm lượng dinh dưỡng của mỗi loại phân được thể hiện ở bảng sau:

Loại phân

H2O

Nitơ

P2O5

K2O

CaO

MgO

Lợn

82

0,6

0,41

0,26

0,09

0,1

Trâu bò

83,1

0,29

0,17

1

0,35

0,13

Ngựa

75,7

0,44

0,35

0,35

0,15

0,12

56

1,63

0,54

0,85

2,4

0,74

Vịt

56

1

1.4

0,62

1,7

-

(Nguồn: Lê Văn Căn)

Ưu điểm của phân chuồng hữu cơ với cây trồng

Trong phân ủ chuồng hữu cơ có rất nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho cây. Chúng ta có thể kể đến các ưu điểm sau:

  • Cải thiện đất trồng
  • Các chất hữu cơ có trong phân sẽ giúp cải thiện cấu trúc đất, để từ đó đất trồng sẽ giữ mùn và độ ẩm cho đất cũng tăng lên đáng kể.
  • Thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn có lợi
  • Trong phân bón tổng hợp chứa các phân tử hóa học mà không có carbon, đôi khi loại phân này sẽ gây hại và có thể ngăn cản sự tiếp xúc với vi khuẩn có lợi. Tuy nhiên phân hữu cơ lại rất giàu hữu cơ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn có ích phát triển.
  • Trong phân hữu cơ lại có nhiều carbon- một phân tử không thể thiếu để nuôi dưỡng vi khuẩn có lợi. Tóm lại, các dưỡng chất cacbon, nitơ, photpho và kali có trong phân bón hữu cơ sẽ nuôi sống vi khuẩn. Giúp chúng tiết ra các chất dinh dưỡng tốt nhất cho cây trồng một cách tự nhiên.
  • Phân chuồng thân thiện với môi trường
  • Phân bón hóa học khi ngấm vào đất sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến nguồn nước ngầm. Chúng là nguyên gián tiếp gây hại cho sinh vật biển và làm nhiễm môi trường đất, nước. Phân hữu cơ thì ngược lại, bởi kết cấu của phân hữu cơ rất bền vững và gần gũi với môi trường. Không gây hại cho cây trồng cũng như môi trường sống.

Ưu điểm vượt trội của phân ủ chuồng

  • Hạn chế được việc sử dụng phân hóa học và thuốc trừ sâu
  • Thay vì sử dụng thuốc trừ sâu hay phân bón hóa học, hãy sử dụng phân bón hữu cơ. Bởi trong phân bón hữu cơ có đầy đủ các dưỡng chất để bổ sung cho cây trồng mà không ảnh hưởng đến môi trường. Sử dụng phân hữu cơ lại giúp các hộ nông dân tiết kiệm được rất nhiều chi phí mà lại mang lại hiệu quả rất cao.
  • Góp phần thúc đẩy sự phát triển của cây
  • Không phải loại phân hóa học nào cũng tốt, đôi khi chúng có thể gây hại cho cây và lá. Còn sử dụng phân hữu cơ thì bạn không hề phải lo lắng. Vì cây trồng hoàn toàn có thể  phát triển mạnh mẽ lá luôn xanh tốt và ít rụng.

 Tác dụng của phân chuồng

Tìm hiểu các tác dụng của phân chuồng:

  • Phân chuồng cung cấp khoáng đa lượng, trung lượng và vi lượng; chất mùn hữu cơ… để tăng độ phì nhiêu cho đất
  • Kích thích sự phát triển cho các vi sinh vật có lợi
  • Tăng khả năng chống lại sâu bệnh, thời tiết cho cây
  • Giúp rễ cây phát triển mạnh mẽ
  • Tạo môi trường sống thuận lợi cho sinh vật hữu ích như giun đất, vi sinh vật
Để lại bình luận của bạn